Cây thổ phục linh là gì? Tác dụng chữa bệnh ra sao?
Phụ lục bài viết:
Thổ phục linh hay còn gọi là cây khúc khắc, đây là cây thuốc quý. Nó mọc nhiều ở châu Á tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á…Từ lâu, loại cây này đã được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau rất hiệu quả. Bạn có tò mò về đặc điểm, tác dụng chữa bệnh như thế nào không? Hãy cùng Triết Minh tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Cây thổ phục linh là gì? Mọc ở đâu?
Ngoài tên gọi trên, nó còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Cây khúc khắc (phổ biến). Bên cạnh đó nó còn được biết đến là cây kakun, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, linh phạn đoán, cây cậm cù, sơn lì lương, mọt hoi đòi, tơ rớt, dây khum, sơn trư phấn, dây chắt… Tên gọi khoa học là Smilax glabra Roxb thuộc họ Kim cang (Smilacaceae).
Cây Kakun mọc hoang hầu như ở khắp các tỉnh miền núi cũng như trung du tại Việt Nam. Ngày nay, cây khúc khắc được trồng nhiều để làm thuốc, cách trồng cũng rất đơn giản. Lấy các đầu mầm của thân rễ, trồng thành luống, có giàn leo. Hoặc trồng cây khúc khắc từ hạt, gieo trồng vào mùa xuân. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần rễ phình to thành củ. Phục linh có tác dụng gì chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn ở phần tiếp theo.
Trong thành phần của cây, chủ yếu là phần củ chứa các hợp chất như: Diosgenin, β – sitosterol, engeletin, quercetin, dioscin, astilbin, kaempferol, tanin, tinh dầu, nhựa, alkaloid, acid shikimic, acid ferulic, đa đường…
Hàng năm, con người sẽ khai thác phần thân rễ cây khúc khắc. Rửa sạch đất cát sau đó đem phơi hoặc sấy khô đem đóng gói và bảo quản để dùng dần. Để sử dụng củ khúc khắc khô cần phải ngâm nước, ủ mềm. Sau đó mới cắt thành lát dày 2-3mm đem sao vàng. Hoặc ngay sau khi thu hoạch, rửa sạch, để ráo nước thì cắt lát đem phơi (sấy khô). Trước khi dùng đem sao vàng.

Đặc điểm của cây thổ phục linh
Để nhận dạng cây khúc khắc bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:
Phần thân: Cây khúc khắc là loại dây leo thân mềm, không có gai thuộc loài cây sống lâu năm.
Phần lá: Lá cây khúc khắc màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới có một lớp như phấn phủ. Lá có hình trứng hoặc dạng hình bầu dục, đầu lá nhọn. Phần cuống lá có hình trái tim, mọc kiểu so le. Chiều dài trung bình mỗi lã từ 5 -11 cm, rộng từ 3-5 cm, cuống lá có tua cuốn.
Phần hoa: Hoa thổ phục linh có màu hồng hoặc thêm chấm đỏ. Nở vào tháng 5 -6 hàng năm có cả hoa đực và hoa cái mọc thành cụm ở kẽ lá. Hoa nối với thân bằng một cuống dài.
Phần quả: Sau mùa hoa tàn là mùa quả khúc khắc vào tháng 7-10 hàng năm. Quả hình tròn, mọc thành chùm, quả chỉ có đường kính chỉ từ 8-10mm. Quả non có màu xanh, khi chín chuyển màu tím sang đỏ và chín mọng sẽ có màu đen. Hạt có hình quả trứng, mỗi quả có từ 2 – 4 hạt.
Phần củ: Cứng, dạng hình trụ dẹt, kích thước dài ngắn không đồng đều nhau. Quanh củ có các mấu chồi và rễ con mọc ra. Củ có màu nâu, vỏ có vân nứt hoặc không. Bên trong củ khúc khắc có màu trắng hoặc nâu đỏ nhạt, sở tay cảm nhận chất bột.

Tác dụng của cây thổ phục linh và các bài thuốc chữa bệnh
Hiện nay rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ củ khắc được biết đến. Tác dụng của củ khúc khắc được biết đến rộng rãi. Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, khi vào cơ thể sẽ vào kinh can, vị. Ngoài sắc nước uống, có thể dùng dưới dạng bột, thuốc hoàn. Sau đây là tác dụng của phục linh và các bài thuốc chữa bệnh cụ thể.
-
Bài thuốc 1: Chữa bệnh mụn nhọt, lở da, giang mai
Cho 16g củ khúc khắc, 12g mỗi loại các vị thuốc sau: hạ khô thảo, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, liên kiều sắc. Với khoảng 4 chén nước, sắc đến khi còn 1 chén thì tắt bếp. Ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần uống.
-
Bài thuốc 2: Trị giang mai cho người lớn hoặc giang mai xoang miệng cho trẻ mới sinh.
Cách 1: Sắc 30g củ khúc khắc với lượng nước vừa đủ, uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cách 2: Cho 60g thổ phục linh, 30g kim ngân hoa, 30g cam thảo sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cách 3: Kim ngân hoa và khúc khắc mỗi vị 20g; cam thảo, bạch tiễn bì, uy linh tiên mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cách 4: 60g củ khúc khắc, 15g thương nhĩ tử, 15g bạch tiễn bì, 9g cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
-
Bài thuốc 3: Trị bệnh vẩy nến
Cho 40g khúc khắc, 80g hạ khô thảo nam, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
-
Bài thuốc 4: Trừ phong thấp, lợi khớp, đau mỏi lưng, gối
Cách 1: 20g khúc khắc; 12g dây đau xương, 12g cốt toái bổ, 12g cẩu tích, 12g tục đoạn. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.
Cách 2: 20g khúc khắc; 16g cỏ nhọ nồi, 16g hy thiêm; 12g cho mỗi vị ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
-
Bài thuốc 5: Lợi niệu, bí tiểu tiện, đái dắt, buốt
20g thổ phục linh; các vị thông thảo, kim tiền thảo, râu mèo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
-
Bài thuốc 6: Trị giun móc, sán lá gan
30g khúc khắc đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Ngoài ra nó cò trị nhiều loại bệnh khác như: Lao hạch, tổ đỉa, nước ăn chân…Khi dùng lưu ý không dùng kèm trà xanh vì gây rụng tóc.
Hy vọng những thông tin về củ khúc khắc có tác dụng gì trên hữu ích cho quý khách. Nếu có nhu cầu mua khúc khắc, thổ phục linh để chữa bệnh, vui lòng liên hệ Triết Minh để mua đúng sản phẩm chất lượng.
CÔNG TY TNHH TRIẾT MINH
Showroom: 86 Trần Quý Cáp, Phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 02353.555.999 – Hotline: 0912160708
Email: ceo.trimico@gmail.com
Website: http://trietminh.com/