Đẳng sâm có tác dụng gì?

Tại vùng núi Ngọc Linh (địa phận giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) có một loại thảo dược vang danh thế giới với tên gọi: sâm Ngọc Linh. Cũng tại nơi đây có loại sâm dây Ngọc Linh còn được gọi với tên khác là đẳng sâm. Vậy đẳng sâm có tác dụng gì, đẳng sâm có phải sâm Ngọc Linh không?…Cùng Triết Minh tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu đẳng sâm là gì?

Đẳng sâm tên khoa học là Codonopsis pilosula. Đẳng sâm Ngọc Linh là một loại đẳng sâm dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y. Cây đẳng sâm rừng hay sâm dây, hồng đẳng sâm mọc ở nhiều vùng núi của nước ta. Tuy nhiên chỉ có đẳng sâm tự nhiên hoặc trồng ở núi Ngọc Linh mới gọi là sâm dây Ngọc Linh.

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về đẳng sâm có tác dụng gì, Triết Minh xin cung cấp cho bạn một số đặc điểm về loại sâm này như sau: 

  •       Đẳng sâm là một loại thảo dược thân thảo dây leo, sống lâu năm, có rễ phá triền thành củ. 
  •       Loại sâm này sống chủ yếu ở các vùng núi cao khắp Việt Nam cũng như ở núi Ngọc Linh. Riêng giá đẳng sâm ở núi Ngọc Linh có hàm lượng dược chất được đánh giá là cao hơn.
  •       Cây đẳng sâm rừng mọc chủ yếu ở những nơi rừng thưa.
  •       Lá sâm dây hình quả tim, thân bò hoặc quấn quanh các loại cây khác, củ đẳng sâm phân nhánh.
  •       Hoa cây đẳng sâm có màu trắng , gân tím, dạng hình chuông.
  •       Trái sâm dây nhỏ bằng hạt tiêu, chuyển màu nâu đen khi chín, hạt bé như hạt vừng.

Về thành phần hoá học, sâm dây chứa các thành phần chủ yếu gồm: Sterol, Codonopsis, Codonolactone, alkaloids, codonopsis pilosula polysaccharides, các axit amin. Các nguyên tố vi lượng và các nguyên tố vô cơ, chất xơ, protid, tinh dầu, vitamin C…

Đẳng sâm
Đẳng sâm

Các cách chế biến đẳng sâm tốt cho sức khỏe

Đẳng sâm tươi thường không để được lâu.. Vì thế muốn bảo quản đẳng sâm để dùng dần cần có nhiều cách. Đẳng sâm có tác dụng gì cũng tuỳ thuộc khá lớn vào cách chế biến nữa, bạn lưu ý nhé. Một số cách chế biến đẳng sâm cho bạn tham khảo như sau:

  • Đẳng sâm khô: Là loại đẳng sâm phơi nắng hoặc sấy hết nước, sau đó giữ kín trong bao nilon dùng dần.
  •  Đẳng sâm ngâm rượu: Đây là cách phổ biến nhất và có thể bảo quản sâm tươi lâu nhất. Cách ngâm rượu đẳng sâm khá đơn giản. Chuẩn bị 1kg đẳng sâm tươi về rửa thật sạch đất cát. Ngâm thêm trong nước khoảng 1 tiếng để ra bớt nhựa, sau đó vớt ra rổ để ráo hết nước. Cho sâm vào bình thuỷ tinh sạch, ráo rồi đổ khoảng 3 lít rượu nếp (38-40 độ) vào ngâm. Sau 3 tháng bạn có thể lấy ra dùng. Rượu đẳng sâm không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn tăng cường sinh lý hiệu quả.
  • Trà đẳng sâm: Dùng 20g đẳng sâm khô rửa sạch, nấu cùng ⅓ lít nước, thưởng thức khi trà còn ấm rất ngọt và ngon. 
  • Cao đẳng sâm: Cao đẳng sâm tiện lợi khi dùng, được chế biến ở dạng bột hoặc dạng miếng dẻo cứng, khi dùng nấu hoặc pha với nước sôi.
  • Đẳng sâm ngâm mật ong: Đẳng sâm mua về rửa sạch để ráo nước, cắt lát mỏng (nên sấy hoặc phơi héo bớt nước). Sau đó cho vào lọ thuỷ tinh sạch rồi đổ mật ong vào (mật ong kết tinh nguyên chất, hạn chế loại mật khi thu hoạch có nước). Sau khoảng 1 tháng có thể lấy ra dùng được.

Đẳng sâm có tác dụng gì?

Tuy công dụng của đẳng sâm không thể so sánh với sâm Ngọc Linh nhưng vẫn là loại dược liệu quý. Theo Đông y, đẳng sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, tác dụng làm mạnh tỳ vị, bổ phế khí…Tác dụng đẳng sâm cụ thể như sau: 

  •       Chống mệt mỏi, giảm căng thẳng, chống stress.
  •       Giúp cơ thể dễ thích nghi với môi trường nhiệt độ cao.
  •       Tăng cường độ co bóp của tim, nhờ đó lượng máu được bơm đến não và cơ thể cao hơn.
  •       Giúp tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, phù hợp cho người bị thiếu máu.
  •       Đẳng sâm giúp hạ huyết áp hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch.
  •       Vị thuốc đẳng sâm còn giúp kháng viêm, hóa đàm, giảm ho.
  •       Với người ăn uống kém, có trung khí suy nhược, vàng da dùng đẳng sâm sẽ cải thiện hiệu quả.
  •       Làm đẹp da, chống lão hoá, rượu đẳng sâm giúp tăng cường sinh lý.
Tác dụng của đẳng sâm
Tác dụng của đẳng sâm

So sánh sâm Ngọc Linh và đẳng sâm

Với thắc mắc đẳng sâm có tác dụng gì chúng tôi đã giải đáp ở trên. Một số người nhầm lẫn đẳng sâm Ngọc Linh chính là sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên hoàn toàn không phải. Sau đây là một số so sánh về 2 loại sâm này để bạn nắm rõ hơn.

  •       Về hình thái: Sâm Ngọc Linh là cây thân thảo cao từ 40-100cm, lá 2 mặt có lông mềm. Củ sâm có màu nâu vàng sẫm, nhiều đốt như đốt trúc, mỗi năm tuổi tương ứng với mỗi đốt. Còn sâm dây Ngọc Linh là cây thân leo, củ sâm có nhánh, màu trắng vàng, trơn tru. Và nhìn gần như hồng sâm Hàn Quốc nhưng nhỏ hơn.
  •       Phân bố: Sâm Ngọc Linh tự nhiên mọc hoặc trồng ở núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Còn đẳng sâm có nhiều vùng Đông Bắc châu Á, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam nên không hiếm có. Tuy nhiên đẳng sâm ở vùng núi Ngọc Linh thơm ngọt và có hàm lượng dưỡng chất cao hơn. 
  •       Về hàm lượng dược chất: Sâm Ngọc Linh chứa 52 hoạt chất saponin không có loại sâm nào vượt mặt được. Còn đẳng sâm hầu như chứa 1 lượng rất nhỏ và không đáng kể.
  •       Về giá thành: Giá sâm Ngọc Linh dao động trong khoảng từ 50 triệu đến trên 100 triệu đồng, có khi cả tỷ. Còn đẳng sâm rẻ hơn sâm Ngọc Linh rất nhiều, dao động khoảng 1 triệu đồng – vài triệu đồng/kg.

Hy vọng những thông tin cung cấp về đẳng sâm có tác dụng gì sẽ hữu ích cho quý khách. Hiện Triết Minh có cung cấp sản phẩm đẳng sâm này, quý khách có thể liên hệ để đặt hàng.

CÔNG TY TNHH TRIẾT MINH

Showroom: 86 Trần Quý Cáp, Phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại: 02353.555.999 – Hotline: 0912160708

Email: ceo.trimico@gmail.com

Website: http://trietminh.com/