Khổ qua rừng có công dụng và trị được những bệnh gì?
Phụ lục bài viết:
Từ lâu, người ta đã biết về công dụng chữa bệnh của khổ qua rừng. Thực tế toàn bộ các bộ phận của cây từ thân, lá, quả…đều dùng được. Công dụng của khổ qua rừng chữa bệnh gì, có tốt không? Mời quý vị cùng Triết Minh tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cây khổ qua rừng là gì? Đặc điểm ra sao?
-
Cây khổ qua rừng là gì?
Khổ qua rừng còn được xem là loại dược liệu tốt cho sức khỏe với nhiều tên gọi khác nhau. Tỉ như: lương qua, mướp đắng, cẩm lệ chi,… tên khoa học chính thức là Momordica Charantia, thuộc chi Momordica. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về công dụng của khổ qua rừng chúng ta cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm của loài thực vật này trước nhé.
-
Đặc điểm của khổ qua rừng
Khổ qua rừng là loài cây thân thảo, thân cây thuộc loại thân leo. Đây là loại có thời gian sinh trưởng và sống chỉ từ 5 – 6 tháng. Thân cây có thể leo bám vào các loài cây khác hoặc bò trên mặt đất. Nếu là khổ qua rừng trồng có thể làm giàn leo. Mỗi cây khổ qua rừng có chiều dài khoảng 3 mét, có tua cuốn dài để bám và leo. Thân dây tròn màu xanh, lá và quả khi chưa chín màu xanh, quả chín sẽ ngã màu vàng. Hạt của quả khi còn non có màu trắng, khi hạt chín có lớp lụa màu đỏ tươi. Hạt của khổ qua rừng khi chín có màu vàng nâu sẫm, cứng.
Lá cây có chia thùy, mọc so le nhau, mép lá có hàng chục khía giống hình răng cưa. Mặt lá bên dưới màu nhạt hơn và có gân lá nổi rõ, có lông tơ. Hoa mướp đắng có màu vàng nhạt có cả hoa cái và hoa đực. Quả mướp đắng rừng nhỏ chỉ bằng quả trứng gà ta hoặc nhỏ như quả táo xanh, hình thoi đường kính khoảng 10cm. Quả không trơn mà có từng cục u nhỏ nổi lên nên sần sùi.
Gọi là khổ qua rừng vì loại cây này mọc dại ở rừng, nhưng có thể trồng tại vườn nhà. Đây là loại cây dễ sống, có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên rất được nhiều người trồng.

Công dụng của khổ qua rừng ra sao? Khổ qua rừng chữa bệnh gì?
Đông y cho rằng khổ qua rừng có vị đắng, tính mát và không độc. Đây là loại được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh. Tác dụng cụ thể của khổ qua rừng như sau:
- Phòng ngừa, hỗ trợ trị huyết áp cao nhờ vào hoạt chất charantin. Đây cũng là hoạt chất giúp hạn chế xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu.
- Phòng ngừa bệnh ung thư thông qua cơ chế tăng cường miễn dịch, nhờ chứa hàm lượng vitamin C và protein. Đặc biệt trong mướp đắng rừng chứa một loại protein (tương tự như hoạt chất Alkaloid). Loại này giúp tăng hoạt động của đại thực bào để kháng lại tế bào ung thư.
- Trị bệnh Gout: Axit uric là nguyên nhân gây nên bệnh gout, sử dụng khổ qua rừng giúp hạn chế lượng axit uric kết tinh và đọng lại ở khớp, giảm triệu chứng của bệnh gout hiệu quả.
- Trị rôm sảy: Vị của khổ qua rừng rất đắng, có tính mát, trong thành phần chứa chất kháng khuẩn. Khi trẻ em bị rôm sảy nấu nước cây khổ qua rừng tắm 2-3 lần sẽ hết rôm sảy.
- Thanh nhiệt và giải độc, tăng cường chức năng gan: Những ai có men gan cao, hay uống rượu bia, cơ thể hay nổi nhọt có thể dùng nước khổ qua uống hàng ngày giải nhiệt rất tốt.
- Tốt cho người bị tiểu đường: Dùng khổ qua rừng giúp tăng tiết insulin là chất giúp cơ thể tăng chuyển hoá lượng đường trong máu. Vì thế đào thải đường trong máu nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Công dụng của khổ qua rừng còn rất nhiều như: Giảm stress, trị đau bụng, viêm họng, trị say nắng…

Dùng khổ qua rừng như thế nào hiệu quả?
Khổ qua rừng rất dễ dùng, có thể dùng tươi, phơi khô, nhiều nơi còn tán bột để sử dụng. Cho dù dùng theo cách nào thì khổ qua rừng vẫn giữ nguyên dược tính và tác dụng của mình. Cách dùng như sau:
Dùng khổ qua rừng tươi
- Làm món ăn: Dùng lá hoặc đọt khổ qua rừng non, đem luộc chấm nước mắm, nấu canh thịt, tôm ăn trực tiếp.
- Với quả khổ qua rừng: Loại bỏ hạt, cắt lát dọc mỏng rồi xào tỏi hoặc kết hợp xào với các loại rau củ khác. Có thể xào kèm tôm, thịt, nấm, xào trứng ăn như một món ăn thông thường. Nấu canh thịt bò vừa ngon, bổ lại mát, giải nhiệt cực tốt.
- Dây tươi, lá khổ qua đem giã lấy nước uống trực tiếp giúp hạ sốt từ từ. Hoặc dùng bã dây và lá giã dập, đắp vào chỗ bị mụn nhọt sẽ giảm sưng đau rất tốt.
- Hạt tươi: Nhai kèm muối sống, nhả bã giúp trị viêm họng, ho khá hiệu quả cao (tuy nhiên hơi khó ăn).
Dùng khổ qua rừng khô
Ngoài việc dùng tươi, có thể đem phơi khô các bộ phận khổ qua rừng để bảo quản, dùng dần.
- Hoa mướp đắng rừng phơi khô đem tán bột cũng là cách trị bệnh bao tử hiệu quả. Cách sử dụng bột khổ qua rừng đó là pha thành nước ấm với chút mật ong cho dễ uống. Bên cạnh đó hoặc trộn với cháo loãng sẽ dễ ăn hơn.
- Dây, lá mướp đắng rừng phơi khô nấu nước uống hàng ngày thanh nhiệt, giải độc cực hiệu quả. Đây là cách này bạn sẽ không cảm thấy vị đắng như cách dùng tươi.
Đây là những thông tin về công dụng của khổ qua rừng mà Triết Minh chia sẻ, hy vọng hữu ích cho quý vị. Để mua đúng khổ qua rừng chuẩn bạn có thể liên hệ Triết Minh tại đây. Triết Minh cam kết tư vấn chi tiết và rõ ràng cho khách ạ!
———————————-
CÔNG TY TNHH TRIẾT MINH
Showroom: 86 Trần Quý Cáp, Phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 02353.555.999 – Hotline: 0912160708
Email: ceo.trimico@gmail.com
Website: http://trietminh.com/