Tìm hiểu về cây ba kích tím là gì?

Tìm hiểu về cây ba kích tím là gì? 

Nghe đến ba kích hẳn nhiều quý ông rất phấn khích vì tác dụng của nó.  Nhiều người vẫn truyền tai nhau về tác dụng tăng cường sinh lý của rượu ba kích. Vậy thực hư ra sao? Ba kích tím là gì, có những tác dụng gì, cách chế biến như thế nào? Mời mọi người tìm hiểu về dược liệu cây ba kích tím trong bài viết này cùng Triết Minh nhé!

Ba kích tím là cây gì? Tìm hiểu về cây ba kích tím và đặc điểm

Ba kích tím là cây gì? 

Cây ba kích có hai lại là cây ba kích trắng và ba kích tím. Hai loại này đều có tên gọi khác là: Ba kích thiên, cây ruột gà cây nhàu thuốc… Ba kích là loại thực vật có họ Cà phê, thuộc chi Nhàu.

Đặc điểm cây ba kích

Sau đây là một số đặc điểm nhận dạng của ba kích tím:

  • Ba kích tím là cây thảo có dây leo, là thực vật sống lâu năm. Thân cây mảnh và có lông mịn, mọc thành từng bụi lớn.
  • Lá cây ba kích là lá đơn có hình mác hoặc bầu dục, mọc đối nhau theo kiểu chữ thập. Lá có chiều dài từ 5-14cm, chiều rộng từ 2.5-6cm. Lá non có màu xanh lục, khi già chuyển màu trắng như bị mốc.
  • Rễ cây ba kích có đường kính từ 1-3cm, dạng trụ tròn, lõi bên trong có màu hồng nhạt. Hình ảnh củ ba kích tím có màu vàng sẫm hoặc tím, vỏ cứng sần sùi.
  • Hoa cây ba kích tím nở vào từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. Hoa mọc thành chùm nhỏ, nhiều nhất ở tán đầu cành. Hoa ba kích có nhiều cánh dài, hình thoi, màu tím nhạt. 
  • Quả cây ba kích có hình cầu, màu xanh, khi chín chuyển màu cam, màu đỏ tươi. Bề mặt quả ba kích có nhiều lông tơ, quả trổ vào tháng tháng 8 đến tháng 10.

Ba kích tím có thành phần các hoạt chất đa dạng như: Đường và các acid hữu cơ, Anthraglycosid, Phytosterol, Choline, Carpaine, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C (không có trong ba kích tím khô).

Sự phân bố của cây ba kích

Cây ba kích là loại cây mọc hoang ở vùng đồi núi. Trước đây có nguồn gốc từ Trung Quốc sau này được du nhập vào Việt Nam. Ở nước ta cây mọc nhiều ở các vùng núi các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ… Hiện nay ba kích trong tự nhiên không còn nhiều do khai thác quá mức. Ba kích trắng cũng ít hơn so với ba kích tím do nạn khai thác quá mức. Vì thế nhiều nơi người ta trồng ba kích tím để bán dược liệu.

Tìm hiểu về cây ba kích tím là gì?
Hình ảnh cây Ba kích tím

Công dụng của ba kích

Cây ba kích tím có rất nhiều công dụng khác nhau. Khi nhắc đến ba kích tím ngâm rượu nhiều người nghĩ ngay đến công dụng tăng sinh lý. Nhưng thực tế ba kích còn có tác dụng gì nữa không?

Theo y học cổ truyền

Ba kích có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào các kinh Tỳ, Thận, Tâm, Can với các tác dụng sau:

  • Mạnh gân cốt, khử phong thấp, bổ thận tráng dương.
  • Chữa đau mỏi lưng gối, giảm đau xương khớp.
  • Chữa bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt không đều.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
  • Điều trị chứng viêm nhiễm, giảm lở loét.
  • Kích thích và hỗ trợ tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng.
  • Mát gan, thanh nhiệt, giải độc.
  • Trị ho suyễn, suy nhược, tiêu chảy.
  • Tăng đề kháng…

Theo y học hiện đại

Củ cây ba kích tím có các công dụng sau đây:

  • Tiêu viêm chống sưng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Ngăn vi khuẩn phát triển tấn công vào vết thương và giúp chống oxy hóa.
  • Tăng miễn dịch và sức đề kháng: Vitamin B1, vitamin C được xem là những chất giúp cơ thể tăng đề kháng. Đồng thời trong cây ba kích tím cung chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Cung cấp cho cơ thể lượng chất dồi dào để cơ thể khoẻ mạnh hơn.
  • Tăng cường sinh lý cho nam giới: Trong thành phần của ba kích tím chứa sắt, kẽm, anthraglycosid, khoáng chất giúp cải thiện chức năng sinh lý. Như: Giảm ham muốn, rối loạn cương dương… Đặc biệt rượu ba kích tím được ví là thần dược phòng the. Quý ông thường mách nước nhau về tác dụng rượu ba kích tím rất hiệu quả này.
  • Hoạt chất Choline trong ba kích tím giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng đau mỏi xương khớp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, nhất là ở phụ nữ mãn kinh. 
  • Giúp ăn ngon, ngủ ngon, trị chứng biếng ăn.
Tìm hiểu về cây ba kích tím là gì?
Ba kích tím Triết Minh cung cấp

Hướng dẫn ngâm rượu từ củ cây ba kích tím đúng cách

Có nhiều cách sử dụng ba kích tím nhưng phổ biến nhất vẫn là ngâm rượu. Cách ngâm rượu ba kích tím khô như sau:

Bước 1: Sơ chế củ ba kích

Ba kích khô đem rút bỏ phần lõi nếu như vẫn còn lõi. Sau đó cho ba kích lên chảo rang khô hoặc phơi nắng. 

Bước 2: Chuẩn bị rượu, bình thuỷ tinh.

Loại rượu tốt nhất là rượu nếp, hoặc không có rượu nếp thì rượu gạo khoảng 40 độ. Bình ngâm rượu là bình thuỷ tinh có vòi, rửa sạch bình để khô ráo.

Bước 3: Ngâm rượu ba kích

Sau khi làm xong các công đoạn trên tiến hành ngâm rượu ba kích. Tỷ lệ cứ 1kg củ ba kích khô ngâm với 8 lít rượu. Sau khoảng 6-7 tháng có thể dùng được, hoặc có thể dùng sớm hơn. Rượu ba kích tím có màu tím rất đẹp mắt. Vị thơm của rượu là vị thơm của ba kích và nồng nàn của rượu nếp, rất hấp dẫn. 

Cách ngâm ba kích tím khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên chỉ đối với ngâm ba kích khô bạn nhé. Quan trọng là cần tìm được nguồn nguyên liệu ba kích chuẩn chất lượng để đảm bảo vị ngon. Bên cạnh đó là đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hy vọng những thông tin về cây ba kích tím mà Triết Minh chia sẻ hữu ích cho quý khách.

———————-

NG TY TNHH TRIẾT MINH

Showroom: 86 Trần Quý Cáp, Phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại: 02353.555.999 – Hotline: 0912160708

Email: ceo.trimico@gmail.com

Website: http://trietminh.com/